Susu là một loại rau quả được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Su su ưa lạnh nên thích hợp trồng ở các vùng có khí hậu thuận lợi như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai), Sơn La, Hoà Bình... 
   Theo (vinhphuc.gov.vn), diện tích trồng cây Su Su có sự phát triển rất mạnh, năm 2004 diện tích trồng Su su khoảng 10 ha đến nay toàn tỉnh đã phát triển đạt diện tích 308 ha. Su su được trồng tập trung chủ yếu tại huyện Tam Đảo với 300 ha cho sản lượng 4.100 tấn ngọn và 1.609 tấn quả. Trung bình 1ha Su su đem lại thu nhập khoảng 100 triệu/ha/năm, riêng thị trấn Tam Đảo đạt sản lượng bình quân 28 tấn/ha/năm cho thu nhập 280 triệu đồng/ha/năm.

1. Đặc điểm thực vật:
- Nguồn gốc: Giống chouchou này có nguồn gốc nguyên thủy ở Mexique (Oasaca, Puebla, Veracruz), được trồng rộng rãi ở vùng nóng nhiệt đới, nhất là ở Nam Mỹ, những nơi này có tên gọi là chayote, chayota, tayota…đồng thời được lan rộng tới Mascareignes, nhất là ở đảo Réunion.
- Mô tả thực vật:
+ Dây leo như nho, nhiều nhánh với tua quấn mọc đối diện với lá.
+ Cây sống đa niên bởi củ gốc do trái nẩy mầm trồng xuống đất, chouchou sống trong vùng khí hậu nhiệt đới. Cho ra thân dài, có thể đạt đến nhiều mét, leo nhờ tua quấn bám vào giàn.
+ Trái hình xoang tròn nhỏ dần phía cuống, láng, có gai nhỏ, màu xanh lá cây sáng, trái chouchou chứa khoảng 10 – 15 % tinh bột nên ăn được khi còn no, trái già nhiều sơ.
+ từ 10 đến 20 cm dài, lá nguyên, gân lá dạng mạng có màng, có 5 thùy nhọn và một thùy dưới hình trái tim.
+ Hoa nhỏ, màu vàng hay trắng xanh, đơn phái biệt chu, hoa đực họp thành chùm, hoa cái đơn độc, tất cả xuất hiện ở nách lá.
  Những hoa đực, phát triển thành chùm mọc ở nách lá 10 đến 30 cm dài, các hoa được phân phối dọc theo theo dây.
 . Đài hoa rộng 5 mm, hình tam giác 3 đến 6 mm dài.
 . Cánh hoa hình tam giác, màu xanh trắng, 3 - 4 x 2 – 3 mm. 5 tiểu nhụy, các chỉ có độ dài như nhau tạo thành một cột dính nhau.
  Những hoa cái, mọc theo nách lá giống như hoa đực, chúng thường mọc đơn độc thường từng đôi, buồng trứng hình cầu, hình trứng, một buồng, bao hoa như những hoa đực nhưng có kích thước khác nhau, vòi nhụy hợp thành cột thanh mảnh, tuyến mật nói chung ít rõ ràng hơn hoa đực.
+ Hạt dẹp ở giữa phần dưới trái, một hạt duy nhất.
« đặc tính sinh sản » của chouchou, danh từ này chỉ những sự sinh sản của những sinh vật nảy sinh nảy mầm trong tế bào mẹ và dùng chất dinh dưởng của tế bào mẹ để tăng trưởng.
 Chouchou, có hạt trong trái và nảy mầm trong trái dùng chất dinh dưởng trong trái để biến thành chồi con khi còn trên giàn cây.
+ Trái, lớn khoảng vài chục cm dài tạo thành hình dáng tròn không đều lồi lõm, màu vàng hay xanh nhạt, chứa một hạt ở trong lớn mịn không thể rơi ra ngoài xuống đất và nảy mầm ngay trong trái.

2. Giới thiệu chung:
Giàn su su - Ảnh: WTT
Susu có hoa đơn tính, đậu quả nhờ ong bướm thụ phấn - Ảnh: opera blog
Lưu ý: Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc từng đôi
   Hiện nay susu có thể trồng lấy ngọn để làm rau ăn (giống ngọn bí) hoặc thu quả. Susu trồng đúng mùa vụ (thường trồng vào tháng 9,10 âm lịch) sẽ cho nhiều quả. Susu là cây thân leo giống như bầu, bí, mướp nên cần làm giàn cho nó. Ở những vùng núi cao, gió mạnh không nên làm giàn quá cao, giàn chỉ cần cao khoảng 1m trở lại là đạt yêu cầu. 

Ngọn su su làm rau
3. Kỹ thuật trồng:   
- Thời vụ trồng: 
  Tốt nhất là trồng su su vào tháng 9 âm lịch để cho thu hoạch quả từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. Nếu trồng sớm quá (tháng 8) hoặc trồng muộn quá (tháng 10, 11) thời tiết bất lợi cho su su ra và đậu quả, năng suất quả sẽ không cao. 

- Chọn quả giống: 
  Chọn quả to, vừa, mầm to khỏe mới nhú, đã ra rễ mới là quả giống tốt. 

Quả su su giống - Ảnh: WTT
- Cách trồng: 
  Đào hố rộng 60 cm, sâu 40-50 cm, cho nhiều phân chuồng, mùn rác, 0,3 kg phân lân, 0,1 kg kali sau đó dùng đất bột lấp kín quả chỉ để hở mầm. 


Vùi quả xuống đất, khoảng 1/2 quả
- Tưới ẩm hàng ngày, vài ngày sau sẽ mọc lên như này:

Su su bắt đầu ra lá thật
Vùi nhẹ lớp đất mỏng lên trên quả su su - Ảnh: WTT
Sau vài ngày su su đã mọc tua bám
- Chăm sóc: 
  + Che nắng cho quả lúc mới trồng để bảo vệ quả. 
  + Khi cây mọc 0,5 - 1m cắm dóc hoặc buộc dây cho cây lên giàn. 
  + Khi cây lên giàn dùng phân urê(đạm) hoặc nước giải ngâm pha loãng tưới quanh gốc. 
  + Khi cây ra quả dùng phân NPK bỏ quanh gốc (xa 1 chút, cách gốc khoảng 20-50cm), hòa phân kali tưới quanh gốc để chống rụng quả non và làm cho quả chóng lớn, sáng mã. 

- Phòng trừ sâu bệnh: 
  Khi su su lên cao 0,5m thường bị rệp muội làm quăn ngọn cần phát hiện sớm phun trừ thì su su mới lên được, nếu không su su sẽ chùn ngọn lại và phân nhánh sớm sau này quả sẽ không nhiều. Sử dụng dầu khoáng đầu trâu Bio hopper 270EC hoặc Vibamectin 1.8EC, Actara... để phun sẽ giảm đáng kể các triệu chứng xoăn ngọn, vẽ bùa,... trên su su. 

Dầu khoáng đầu trâu diệt côn trùng rất tốt và khá an toàn
  Ong chích làm hỏng quả làm giảm năng suất tới 60%, nên phải dùng nhiều biện pháp diệt ong chích mới bảo vệ được quả, giàn nên làm thấp, có thể phải dùng chế phẩm xua đuổi côn trùng để phun. Sử dụng thuốc vibuzon-D làm bẫy diệt ruồi đục trái hoặc phun chế phẩm soft protein để diệt ruồi. Nếu không có sẵn phải dùng giấy báo, túi nilon để bọc quả tránh ruồi phá hoại.

- Thu hoạch: 
  Khi su su vừa tới lứa thì thu hoạch nếu để già vỏ quả sẽ cứng và ăn không ngon.

Quả su su sáng mã như này là thu hoạch được rồi
4. Giá trị dinh dưỡng của quả su su
Quả su su rất có lợi cho sức khoẻ
  Su su là thực phẩm tốt cho sức khoẻ của con người. Do đó, chúng ta nên chế biến để dùng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. 
  Theo (kenhtrithuc.edu.vn) thì trong quả su su có nhiều chất có tác dụng ngăn ngừa các bệnh hiểm nghèo đối với con người. Cụ thể:
- Quả su su có chứ nhiều folat, một loại vitamin B giúp ngăn chặn sự hình thành của Homocystein là chất có khả năng gây nên bệnh tim và đột quỵ. Do đó, nếu bạn muốn ngăn chặn căn bệnh tim trên hãy thường xuyên ăn quả su su nhé.
- Quả su su có chứa nguồn vitamin C dồi dào là chất oxy hóa mạnh , giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương bởi các phân tử gốc tự do chính vì thế nó có tác dụng làm chậm và ngăn chặn bệnh ung thư phát triển.
- Ăn su su hàng ngày sẽ cung cấp khoảng 17% nhu cầu vitamin C của cơ thể. Ngoài ra, quả su su còn có hàm lượng mangan khá lớn sẽ giúp cơ thể chuyển hóa protein và chất béo thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động hàng ngày. Do đó, khi ăn quả su su hàng ngày, cơ thể sẽ có một nguồn năng lượng dồi dào.
- Su su là thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp dạ dày hoạt động khỏe mạnh và hiệu quả hơn. Nhờ đặc tính hút nước, chất xơ trương lên khi ở trong ruột làm phân giãn nở và mềm ra, kích thích thành ruột đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn và chứng táo bón nhò đó sẽ bị hạn chế và đẩy lùi. Mặt khác, chất xơ có khả năng hấp thụ các chất độc có trong hệ tiêu hóa và làm tăng khả năng miễn dịch của hệ tiêu hóa, giúp hệ vi khuẩn có ích cho đường ruột phát triển, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hệ tiêu hóa đặc biệt là bệnh tiêu chảy khá phổ biến.
- Su su là thực phẩm giàu chất kẽm (Zn), là một dưỡng chất có ảnh hưởng đến hormone kiểm soát sự sản sinh dầu ở da từ đó giúp cơ thể ngăn chặn sự hình thành mụn trứng cá. Không những thế, kẽm còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành các vết sẹo. Chính vì thế, khi trên da bạn xuất hiện những nốt mụn, bên cạnh những biện pháp chăm sóc khác hãy tăng cường ăn quả su su để nhanh chóng lấy lại sắc đẹp nhé.
- Trong su su có chứa hàm lượng vitamin K khá cao, đây là vitamin giúp cơ thể hấp thu canxi dễ dàng hơn đồng thời nó liên kết với các vitamin và khoáng chất khác để giúp cho hệ thống xương chắc khỏe và dẻo dai. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học và thống kê đã chỉ ra rằng: Những người càng ăn nhiều su su thì tỷ lệ mắc các bệnh về xương càng thấp.
- Trong quả su su có hàm lượng khoáng chất kali khá dồi dào, đây là loại khoáng chất rất cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch đặc biệt là huyết áp cao;
- Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những người thường xuyên ăn thực phẩm giàu kali như su su hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân huyết áp giảm được 10% áp lực mạch máu. Chính vì thế, nó có tác dụng ổn định huyết áp đối với người bị huyết áp cao rất hiệu quả.
- Quả su su là nguồn cung cấp vitamin B6 khá nhiều, loại vitamin này giúp chuyển hóa protein, kích thích hệ thần kinh đồng thời tăng cường hệ miễn dịch đồng thời tham gia vào tổng hợp hormone và tế bào hồng cầu nên nó rất tốt cho não và giúp cải thiện, tăng cường trí nhớ hiệu quả.
 
Su su luộc là món ăn ưa thích của nhiều gia đình

Hay món xào cũng rất ngon và bổ dưỡng
   Với những tác dụng nêu trên, thực sự quả su su là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, chính vì thế hãy đưa thực phẩm này vào thực đơn bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn một cách hiệu quả và hợp lý với nhiều phương thức chế biến khác nhau như hấp, luộc, xào, nấu canh, … để góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cả gia đình nhé. 
   Chúc bạn luôn biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình thật hợp lý bằng những biện pháp đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện mà hiệu quả.

Tổng hợp từ các nguồn: 
- lamsao.com
- kenhtrithuc.edu.vn
- vinhphuc.gov.vn
- webtretho.com
- duocthaothucdung.blogspot.com